CẦN LUẬT HÓA VẤN ĐỀ XỬ LÝ PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, sáng nay 24-10, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang đề nghị ban soạn thảo bổ sung vào dự thảo Luật và phải cân nhắc quy định rõ tấm pin năng lượng mặt trời thuộc danh mục sản phẩm phải thực hiện thu hồi sản phẩm thải bỏ hay không để có những giải pháp xử lý về sau.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho biết, vấn đề sử dụng năng lượng từ mặt trời để thay thế cho các nguồn năng lượng khác gần đây đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó vật liệu làm tấm pin năng lượng mặt trời là rất khó để xử lý khi chúng không còn giá trị sử dụng và đây là một nguồn chất thải nguy hại nhưng hiện tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường vẫn chưa thấy có quy định nào định hướng xử lý loại chất thải “đặc biệt” này.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang phát biểu thảo luận trực tuyến sáng 24-10
Theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang, luật hiện hành và dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) nếu các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thẩm định, phê duyệt và cấp phép môi trường sẽ do Bộ TN&MT thanh tra, kiểm tra trong quá trình hoạt động của dự án và Sở TN&MT chỉ có chức năng phối hợp trong quá trình thanh, kiểm tra. “Quy định như vậy làm công tác quản lý ở các địa phương gặp nhiều bất cập và khó khăn. Do địa phương rất khó phát hiện những sai phạm về môi trường, trong khi công tác kiểm tra chỉ 1 lần/năm là không phù hợp”, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Điểu Huỳnh Sang nhấn mạnh.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc xem xét, bổ sung thẩm quyền phân cấp cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình hoạt động của các dự án đã được Bộ TN&T cấp giấy phép môi trường và thông báo đủ điều kiện vận hành chính thức.
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, một thực tế đang diễn ra là có rất nhiều tác động tiêu cực đến môi trường không dễ nhận diện sớm, sau khi dự án hay hành động xâm hại môi trường đã kết thúc nhưng việc gây hại cho môi trường vẫn đang hiện hữu và vấn đề đặt ra “các nguyên nhân gây hại hiện hữu sau khi hành động xâm hại môi trường đã kết thúc” phải xử lý như thế nào?
Thêm vào đó, các doanh nghiệp và các tổ chức có hành vi gây hại đến môi trường nhưng đến thời điểm phát hiện và đưa ra xử lý thì doanh nghiệp, tổ chức đó đã giải thể, hoặc đã chấm dứt hoạt động thì việc quy kết trách nhiệm cho ai và xử lý ai? Vấn đề này cần được bổ sung và quy định cụ thể, tránh gặp phải những trường hợp không thể xử lý vì không có quy định. Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần bổ sung quy định về hồi tố môi trường nhằm giúp cho việc xử lý các vấn đề môi trường được nhận diện rõ ràng hơn.
Dự thảo Luật cũng đã quy định các doanh nghiệp phải có kế hoạch trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thường gặp nhiều trở ngại; việc công khai quy hoạch bảo vệ môi trường ở một số địa phương chưa được rõ ràng và cụ thể. Từ những tồn tại đó, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Ban soạn thảo nên bổ sung quy định vào dự thảo luật việc công khai quy hoạch bảo vệ môi trường của các địa phương. Điều này sẽ hạn chế trường hợp doanh nghiệp phải tự tìm trong việc định hướng xử lý các chất thải.
Liên quan đến quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường tại Điều 30, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang thống nhất đề xuất lựa chọn phương án 2, đó là Tiếp thu, chỉnh lý để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường.
Vì theo phương án này thì việc quy định dự án thuộc nhóm I (nhóm có tác động môi trường ở mức độ cao) là đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ sẽ sát với thực tế, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi hơn và trong thực tiễn nhiều dự án đầu tư quy mô nhỏ không cần thiết phải đánh giá tác động môi trường sơ bộ.
Mặt khác theo quy định của Luật Đầu tư công các dự án đầu tư công khi xem xét quyết định chủ trương đầu tư đều phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Luật Đầu tư công cũng quy định trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung “Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường”. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét điều chỉnh các khoản theo thứ tự cho phù hợp.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang nêu ra thực tế, một số quy định về bảo tồn đa dạng sinh học được quy định trong các Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường… hiện đang còn chồng chéo về trách nhiệm. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo rà soát các luật liên quan để có sự thống nhất các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học so với các luật khác đã có hiệu lực, tránh gây sự chồng chéo về mặt pháp lý mà có nhiều hướng xử lý khác nhau.
Tác giả bài viết: Theo nguồn - Trần Thể (Đài PTTH và Báo Bình Phước)
Từ khóa:
ý kiến, bảo vệ, môi trường, sửa đổi, quốc hội, trưởng đoàn, bình phước, đề nghị, soạn thảo, bổ sung, cân nhắc, quy định, năng lượng, mặt trời, danh mục, sản phẩm, thực hiện, thu hồi, giải pháp, xử lý
Những tin mới hơn
- BÍ THƯ TỈNH ỦY NGUYỄN VĂN LỢI VÀ ĐOÀN CÔNG TÁC THĂM, TẶNG QUÀ TẠI HÀ TĨNH (06/11/2020)
- BÌNH PHƯỚC: HƠN 1,5 TỶ ĐỒNG CHIA SẺ KHÓ KHĂN NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ QUẢNG BÌNH (06/11/2020)
- BÌNH PHƯỚC TRAO TẶNG HƠN 6,5 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ 5 TỈNH MIỀN TRUNG (09/11/2020)
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: PHIÊN CHẤT VẤN DIỄN RA DÂN CHỦ, THẲNG THẮN VÀ TRÁCH NHIỆM (10/11/2020)
- CẦN TRIỂN KHAI KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC (04/11/2020)
- BÌNH PHƯỚC ĐỀ XUẤT VNPT HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SỐ (04/11/2020)
- TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH PHẢI LẤY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM (27/10/2020)
- QUỐC HỘI BẮT ĐẦU ĐỢT HỌP THỨ 2 KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIV (02/11/2020)
- CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG CHƯA SÁT THỰC TẾ (03/11/2020)
- CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ THAM NHŨNG QUYẾT LIỆT, NGHIÊM MINH (26/10/2020)
Những tin cũ hơn
- CẦN THIẾT GIỮ QUY ĐỊNH VỀ QUỸ HỖ TRỢ VIỆC LÀM NGOÀI NƯỚC (24/10/2020)
- KHÔNG NÊN GIAO THẨM QUYỀN CHO UBND CẤP XÃ ĐƯỢC KÝ QUYẾT ĐỊNH THỎA THUẬN QUỐC TẾ (23/10/2020)
- VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÒN RƯỜM RÀ, MẤT NHIỀU THỜI GIAN (22/10/2020)
- BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG “CHỦ TRÌ” Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI LÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN (22/10/2020)
- CÔNG DÂN VẮNG MẶT TẠI NƠI THƯỜNG TRÚ TỪ 12 THÁNG TRỞ LÊN SẼ BỊ XÓA ĐĂNG KÝ (21/10/2020)
- KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ MƯỜI, QUỐC HỘI KHÓA XIV (21/10/2020)
- KHAI MẠC TRỌNG THỂ KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIV (20/10/2020)
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN DỰ LỄ PHÁT ĐỘNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG BỊ THIỆT HẠI DO MƯA BÃO (20/10/2020)
- KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 49 ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI (12/10/2020)
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN PHÁT BIỂU KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 48 ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI (11/09/2020)
Ý kiến bạn đọc