Chính phủ cần tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh phát biểu tại buổi gặp mặt với Thủ tướng
Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới trong các năm tiếp theo, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh kiến nghị Thủ tướng tăng cường chỉ đạo trong toàn hệ thống triển khai Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS miền núi vừa mới được Quốc hội thông qua để đảm bảo luật, đề án đi vào cuộc sống. Về trách nhiệm của mình, đại biểu cam kết với Thủ tướng sẽ phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án quan trọng tại tỉnh Bình Phước.
Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, một bộ phận lao động nữ trong một số ngành nghề lao động giản đơn sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Vì 70% lao động nữ nước ta ở khu vực nông thôn nơi mà khoa học, công nghệ chưa phát triển, sản phẩm nông nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu và nguy cơ bị bỏ lại phía sau là hiện hữu. Thêm vào đó, chế độ tiền lương của lao động nữ và nam có sự chênh lệch, nên thụ hưởng lợi ích từ chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội cũng có sự chênh lệnh so với nam giới. Vì vậy Chính phủ cần tăng cường các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nữ ở khu vực này.
Theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, trước áp lực, tác động nhiều chiều của sự phát triển, đa số nữ giới thiếu kỹ năng thích ứng và tốc độ tiếp cận thông tin chậm hơn các nhóm khác trong xã hội. Thêm vào đó, nữ giới còn chịu ảnh hưởng cả góc độ việc làm và lĩnh vực xã hội như vấn đề bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng, mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, hay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em và dâm ô với trẻ em…đang báo động. Vì thế, đại biểu đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đề án trợ giúp cho phụ nữ, trẻ em vùng sâu, vùng xa, biên giới đều vươn lên.
Trước thềm Đại hội Đảng các cấp và tiến tới bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp khóa mới, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề nghị Thủ tướng tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước các cấp và có thể đảm nhận các vị trí quyết định trong từng cơ quan, đơn vị khi họ hội đủ các điều kiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhiều phụ nữ không chỉ hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội, một lãnh đạo mà còn là vai trò của một người mẹ, người vợ ở nhà.
Cũng theo Thủ tướng, trên nghị trường, vai trò và đóng góp của các nữ Đại biểu Quốc hội cũng rất sôi nổi và quan trọng. Những nhận xét, chất vấn, phản biện, tranh luận của các nữ đại biểu rất sâu sắc, thẳng thắn, luôn hướng đến những gì tốt đẹp nhất cho cử tri, cho nhân dân và đất nước. Rất nhiều sáng kiến của nữ đại biểu nêu trên diễn đàn Quốc hội được Chính phủ, Thủ tướng tiếp thu và thể chế hóa thành những quy định và chính sách.
Thủ tướng chụp hình cùng nữ lãnh đạo, đại biểu
Thủ tướng khẳng định lại quan điểm: Chúng ta phát triển bao trùm để không một người dân nào, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng cho biết sẽ sớm ban hành chỉ thị về việc về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là trẻ em gia đình khó khăn, làm những công việc có tính chất thương mại. Quyết tâm của Chính phủ là không để trẻ em nào phải lang thang kiếm sống để rồi bị lạm dụng, bị xâm hại… Chính phủ sẽ hành động kiên trì và quyết liệt, phối hợp cùng các bộ, ngành về địa phương để hiện thực hóa mục tiêu và quyết tâm này.
quan tâm, vấn đề, việc làm, lao động, trước tác, cách mạng, ngăn chặn, hiệu quả, bạo lực, gia đình, tình dục, trẻ em, tiếp tục, tỷ lệ, cán bộ, tham gia, quản lý, nhà nước, nội dung, quốc hội, bình phước
Những tin mới hơn
- QUỐC HỘI VIỆT NAM ĐI ĐẦU TRONG TRIỂN KHAI HỌP TRỰC TUYẾN (20/05/2020)
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀO LĂNG VIẾNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (20/05/2020)
- Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV theo hình thức trực tuyến (20/05/2020)
- Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Biên phòng Việt Nam (22/05/2020)
- QUỐC HỘI SẴN SÀNG HỖ TRỢ CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI TỐT NHẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH (24/03/2020)
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, QUỐC HỘI KHÓA XIV, KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 43 (23/03/2020)
- BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XIV (28/11/2019)
- TOÀN VĂN PHÁT BIỂU BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XIV CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN (28/11/2019)
- DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 43 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI (06/03/2020)
- Hoạt động tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 8 (28/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là nhu cầu thực tế (21/11/2019)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào 5 dự luật và chương trình giám sát của Quốc hội (18/11/2019)
- Rà soát để tránh tình trạng luật này mở, luật kia buộc (18/11/2019)
- Đoàn ĐBQH Tỉnh: 7 nội dung chất vấn các thành viên Chính phủ (11/11/2019)
- Cần đơn giản hóa thủ tục bán điện cho điện lực (08/11/2019)
- Không đổi mới, sản xuất theo chuỗi, xuất khẩu nông sản sẽ gặp khó (08/11/2019)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: 6 lượt ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tại tuần làm việc thứ hai (04/11/2019)
- Cần tách riêng đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo (31/10/2019)
- Cần có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao vào cơ quan Quốc hội (31/10/2019)
- Đoàn ĐBQH tỉnh: 7 lượt đại biểu phát biểu thảo luận tại Quốc hội (29/10/2019)
Ý kiến bạn đọc