Cụ thể hóa 13 nhóm chính sách trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (26-5), Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Tham dự phiên họp tại điểm cầu Bình Phước có Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điểu Huỳnh Sang cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và những thách thức ngày càng lớn về sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, những cơ chế và biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp, hiệu quả. Đồng thời việc sửa đổi cũng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và những thách thức ngày càng lớn về sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, những cơ chế và biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp, hiệu quả. Đồng thời việc sửa đổi cũng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tại phiên thảo luận sáng 26-5
Luật gồm 16 chương, 192 điều, cụ thể hóa 13 nhóm chính sách đã được đánh giá tác động, trong đó: bố cục lại các nội dung theo hướng đưa mục tiêu bảo vệ các thành phần môi trường là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách khác; quy định các chính sách quản lý theo tiến trình thực hiện của dự án đầu tư từ khi chuẩn bị, đưa vào hoạt động cho đến khi kết thúc dự án; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-85 ngày.
Luật kỳ vọng sẽ góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: thu hẹp khoảng 40% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường; bỏ quy định trách nhiệm quan trắc môi trường định kỳ của doanh nghiệp.
Luật cũng đã bổ sung nhiều công cụ, chính sách kinh tế nhằm khuyến khích các hoạt động thân thiện môi trường, phát triển các mô hình tăng trưởng bền vững, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường như: cơ chế đặt cọc - hoàn trả, đóng góp kinh phí để thu gom, tái chế, xử lý bao bì, sản phẩm đã qua sử dụng; thuế, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế cacbon; thị trường phát thải; tín dụng xanh; đầu tư theo hình thức PPP; đầu tư vào vốn tự nhiên; phát triển ngành công nghiệp môi trường; mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn….
Luật đã bổ sung quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường; quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm các điều kiện tham gia hoạt động bảo vệ môi trường của tổ chức và cộng đồng dân cư.
Tác giả bài viết: Theo nguồn - Trần Thể (Đài PTTH và Báo Bình Phước)
Từ khóa:
tiếp tục, chương trình, quốc hội, trình báo, thẩm tra, dự án, bảo vệ, môi trường, sửa đổi, thảo luận, nội dung, ý kiến, bổ sung, tổ chức
Những tin mới hơn
- ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH: ĐỂ KHÔNG CÒN ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ BỎ HOANG CẦN TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (28/05/2020)
- THẮNG LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 LÀ KẾT TINH CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC (02/06/2020)
- BẮT ĐẦU ĐỢT HỌP THỨ 2 KỲ HỌP THỨ 9 QUỐC HỘI KHÓA XIV - QUỐC HỘI HỌP TẬP TRUNG (08/06/2020)
- QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (08/06/2020)
- Hơn 270 ngàn tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2030 (28/05/2020)
- CHÍNH PHỦ GIẢI TRÌNH MỘT SỐ NỘI DUNG CÁC ĐẠI BIỂU QUAN TÂM VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM (27/05/2020)
- QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM (27/05/2020)
- Quốc hội thảo luận chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (27/05/2020)
- Đại biểu Quốc hội tiếp tục kêu gọi quan tâm bảo vệ trẻ em (27/05/2020)
- Cần quy định cụ thể địa vị pháp lý, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội (27/05/2020)
Những tin cũ hơn
- Miễn, giảm thuế nông nghiệp phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng (26/05/2020)
- Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đạt 78,08% (25/05/2020)
- Đoàn ĐBQH tỉnh cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (24/05/2020)
- Đề xuất bỏ các quy định về sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (22/05/2020)
- Phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật (22/05/2020)
- Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Biên phòng Việt Nam (22/05/2020)
- Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV theo hình thức trực tuyến (20/05/2020)
- LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀO LĂNG VIẾNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (20/05/2020)
- QUỐC HỘI VIỆT NAM ĐI ĐẦU TRONG TRIỂN KHAI HỌP TRỰC TUYẾN (20/05/2020)
- QUỐC HỘI SẴN SÀNG HỖ TRỢ CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI TỐT NHẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH (23/03/2020)
Ý kiến bạn đọc