Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 3, sáng 31/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định
trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật
Mở đầu phiên họp, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 9 chương, 78 điều.trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang tham gia đóng góp ý kiến vào Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi)
Tham gia thảo luận về tại Hội trường, Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị xem xét lại căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định tại Điều 7, có thể dẫn đến bất cập trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, đối với hai trường hợp sau:Thứ nhất, với trường hợp Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng sau đó cơ quan điều tra cũng tiến hành điều tra lại và ra kết luận điều ta bổ sung xong trong kết luận đó lại vẫn giữ nguyên kết luận ban đầu. Căn cứ vào kết luận điều tra bổ sung này thì Viện kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của người này không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra mà cơ quan điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội. Vấn đề đặt ra ở đây là trách nhiệm bồi thường đối với trường hợp này thuộc về cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát.
Thứ hai, tương tự nhu trên nhưng trường hợp Tòa án đã tuyên hoặc quyết định đã công bố trong đó xác định bị cáo có tội nhưng sau đó bản án quyết định này lại bị kháng cáo, kháng nghị và bị tòa án ở cấp có thẩm quyền tuyên hủy bản án quyết định đó để điều tra lại. Sau đó cơ quan điều tra tiếp tục ra kết luận điều tra bổ sung hoặc giữ nguyên kết quả điều tra ban đầu và đề nghị Viện kiểm sát truy tố nhưng Viện kiểm sát đình chỉ vụ án vì bị can không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Vậy, với trường hợp này trách nhiệm bồi thường thuộc về Tòa án hay cơ quan điều tra.
Theo quy định pháp luật, ai vi phạm người đó bị xử lý, ai làm sai người đó phải chịu trách nhiệm. Hậu quả của việc cơ quan nào làm sai, trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà nước. Do vậy, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị dự thảo luật cần phải quy định cụ thể và xác định rõ giữa trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và hơn nữa đây còn là một uy tín cũng như danh dự của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Về nguyên tắc bồi thường của nhà nước tại Khoản 2, Điều 4 quy định nguyên tắc thương lượng trong quá trình bồi thường và đại biểu Sang đồng tình với quy định là việc bồi thường nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó. Việc thương lượng nếu có, phải mang tính nhân văn. Nghĩa là thương lượng để thúc đẩy quá trình bồi thường nhanh hơn, có lợi cho nhân dân hơn, chứ không phải đem thương lượng ra để nhằm giảm bớt nghĩa vụ bồi thường.
Qua thực tiễn việc thương lượng giải quyết bồi thường đối với những người bị oan, bị thiệt hại, tạo ra một cảm giác là cơ quan chức năng liên quan, cò kè thêm bớt với người dân và người dân đã bị thiệt hại rõ ràng, mà cứ bị thương lượng nhằm giảm bớt các khoản bồi thường. Cho đến khi người dân không thể theo đuổi được nữa nên buộc họ phải chấp nhận mức bồi thường cơ quan nhà nước đưa ra, như vậy theo đại biểu Sang là không công bằng, có thể đây là một kẽ hở, dễ bị lợi dụng, cũng như dễ lạm dụng trong quá trình bồi thường. Nếu chỉ quy định việc thương lượng theo nguyên tắc trên cũng khó thực hiện cũng như tính thực thi của luật không cao. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định cũng như giải trình rõ ràng hơn, cụ thể hơn về thời gian, quyền, trách nhiệm của bên thương lượng bồi thường cũng như quyền, trách nhiệm của người được thương lượng bồi thường trong quá trình bồi thường để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và công dân.
Kết thúc phiên thảo luận, đã có 26 vị ĐBQH phát biểu thảo luận. Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu kỹ và tiếp thu giải trình một cách hợp lý các ý kiến của đại ĐBQH và hoàn thiện dự thảo này để trình Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 20/6 tới.
Tác giả bài viết: VNL
Từ khóa:
tiếp tục, chương trình, làm việc, quốc hội, thảo luận, hội trường, nội dung, ý kiến, dự án, trách nhiệm, bồi thường, nhà nước, sửa đổi, chủ tịch
Những tin mới hơn
- Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ (26/10/2017)
- Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ (27/10/2017)
- Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (27/10/2017)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước thảo luận Tổ về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (30/10/2017)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước thảo luận Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (25/10/2017)
- Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (23/10/2017)
- Lãnh đạo tỉnh làm việc với EVN (06/06/2017)
- Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 (12/06/2017)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tham gia thảo luận về kinh tế xã hội và Ngân sách nhà nước (12/06/2017)
- Đoàn đại biểu Quốc hổi tỉnh Bình Phước thảo luận đóng góp ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội (01/06/2017)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận về Luật tố cáo (sửa đổi) (01/06/2017)
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết xử lý nợ xấu và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi (31/05/2017)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật du lịch ( sửa đổi ) (31/05/2017)
- Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (31/05/2017)
- Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật tố cáo (sửa đổi) (29/05/2017)
- Quốc hội thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình hoạt động giám sát năm 2018 (29/05/2017)
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì Hội nghị góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (29/05/2017)
- Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng thời kỳ quy hoạch từ 10 năm lên 20 năm, tầm nhìn từ 20 năm lên 30 đến 50 năm (29/05/2017)
- Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc khi bổ sung Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (25/05/2017)
- Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (25/05/2017)
Ý kiến bạn đọc