Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Tiếp tục chương trình của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, ngày 22 tháng 10 năm 2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi).
Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi). đại biểu Bùi Mạnh Hùng- Phó trường Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đã tham gia phát biểu ý kiến đóng góp như sau:
Trong 15 nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại điều 70 của Hiến pháp thì nhiệm vụ đầu tiên là: “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, là nhiệm vụ đặc thù của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, thể hiện rõ nhất quan điểm: “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề nhất mà nhân dân giao cho Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Thực tế, Quốc hội đã phải dành hầu hết thời gian làm việc của mình cho việc thực hiện nhiệm vụ này, do đó tại kỳ họp này hầu hết thời gian là dành cho công tác xây dựng luật.

Trong 15 nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định tại điều 70 của Hiến pháp thì nhiệm vụ đầu tiên là: “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, là nhiệm vụ đặc thù của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân, thể hiện rõ nhất quan điểm: “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề nhất mà nhân dân giao cho Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Thực tế, Quốc hội đã phải dành hầu hết thời gian làm việc của mình cho việc thực hiện nhiệm vụ này, do đó tại kỳ họp này hầu hết thời gian là dành cho công tác xây dựng luật.

ĐB Bùi Mạnh Hùng, phát biểu tại Hội trường phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Nhìn lại tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và luật trong thời gian qua. Quốc hội đã có những cố gắng rất lớn, đã từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, từng bước xây dựng “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Song tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn đã tồn tại khá lâu, khá phổ biến, đã trở thành căn bệnh khó chữa; làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của các văn bản luật. Mặt khác, tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi của các văn bản hướng dẫn cũng là vấn đề rất đáng quan tâm của Quốc hội. Hiệu lực pháp luật chưa nghiêm, tuổi thọ của văn bản luật ngắn....luôn là những trăn trở của cả xã hội.
Đại biểu đề nghị việc sửa đổi “Luật tổ chức Quốc hội” lần này phải góp phần khắc phục tình trạng trên bằng cách xác định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể hơn về quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của từng đại biểu Quốc hội trong công tác xây dựng luật và sửa đổi luật. Tuy dự thảo luật lần này đã có nhiều điều cụ thể hóa quy định của Hiến pháp nhưng vẫn chưa có sự đổi mới cần thiết, chưa cụ thể và chưa đủ để khắc phục tình trạng trên. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể tại Điều 5 của dự thảo về nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” của Quốc hội nhằm đảm bảo luật được áp dụng vào thực tiễn một cách nghiêm túc, đầy đủ, thống nhất trong toàn quốc vào đúng ngày văn bản luật chính thức có hiệu lực. Mặt khác đại biểu cho rằng nhiệm vụ làm luật của Quốc hội không chỉ dừng ở việc thông qua văn bản luật mà chính Quốc hội phải có trách nhiệm cuối cùng cho đến khi luật có đủ văn bản để áp dụng, luật thực thi được trong cuộc sống. Bởi vì: Những nội dung chưa có điều kiện quy định trong luật mà quốc hội giao cho Chính phủ quy định thì Quốc hội vẫn phải có trách nhiệm giám sát tới cùng về tính kịp thời, hợp Hiến, hợp pháp và tính khả thi của các văn bản hướng dẫn. Phải coi đó là trách nhiệm chính trị của từng đại biểu Quốc hội trước cử tri.
Ngoài ra đại biểu cho rằng: Chính phủ thực hiện nhiệm vụ trên là thực hiện nhiệm vụ với tư cách được ủy nhiệm của Quốc hội chứ không phải thực hiện chức năng hành pháp của mình nên sau khi thực hiện phải báo cáo lại Quốc hội về kết quả thực hiện và chị trách nhiệm trước Quốc hội. Từ quan điểm trên thì nhiệm vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng phải bổ sung thêm để đảm bảo nhiệm vụ của Quốc hội được thực hiện, cụ thể:
Với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần bổ sung nhiệm vụ phối hợp và chịu trách nhiệm giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật (cả về số lượng văn bản và tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, khả thi của văn bản hướng dẫn). Đồng thời có nhiệm vụ báo cáo Quốc hội tại phiên họp gần nhất về tình hình triển khai các văn bản luật đã có hiệu lực trong thời gian giữa hai kỳ họp. Ủy ban nào của Quốc hội thẩm tra dụ án luật thì tiếp tục chịu trách nhiệm trước Quốc hội về văn bản hướng dẫn thực hiện cho đến khi có đầy đủ các văn bản hướng dẫn và triển khai trước ngày luật có hiệu lực thi hành. Đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm nhiệm vụ phân công, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên.
Ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) đã được đông đảo cử tri và đại biểu Quốc hội đồng tình và đánh giá cáo, theo chương trình của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII thì dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) sẽ được biểu quyết thông qua vào sáng ngày 20 tháng 11 năm 2104./.
Tác giả bài viết: Anh Nam
Từ khóa:
tiếp tục, chương trình, quốc hội, toàn thể, hội trường, thảo luận, nội dung, ý kiến, tổ chức
Những tin mới hơn
- Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn tại kỳ họp (21/11/2014)
- Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 (23/10/2015)
- Quốc hội thảo luận tại tổ về tổng kết việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và thảo luận đối với dự án Luật đấu giá tài sản. (10/11/2015)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật trưng cầu ý dân. (13/11/2015)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. (18/11/2014)
- Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn và thảo luận đối với 3 dự án luật. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) (07/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về các dự thảo luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và Luật an toàn, vệ sinh lao động. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật thú y và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận Luật Hộ tịch (29/10/2014)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật căn cước công dân, Dự án Luật hộ tịch và dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015. (10/06/2014)
- Quốc hội nghe các báo cáo, tờ trình đối với các dự án luật và thảo luận tại hội trường đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam. (05/06/2014)
- Quốc hội thảo luận đối với dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự thảo luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). (05/06/2014)
- Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án luật Xây dựng (sửa đổi) và luật đầu tư công (26/05/2014)
- Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013, 2014 (26/05/2014)
- Ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (23/05/2014)
- Ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thảo luận một số dự án luật và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2014, 2015. (22/05/2014)
- Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. (21/05/2014)
- Hội nghị chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. (01/04/2014)
- Báo cáo kết quả kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII (03/12/2013)
Ý kiến bạn đọc