Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật trưng cầu ý dân.
Ngày 12/11/2015, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật trưng cầu ý dân. Luật trưng cầu ý dân có 8 chương và 52 điều, trong đó quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng khi thực hiện việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; các vấn đề cần trưng cầu ý dân; phạm vi trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức trưng cầu ý dân…Các đại biểu Quốc hội đã phát biểu nhiều vấn đề liên quan đến việc trưng cầu ý dân.
Tham gia thảo luận, đại biểu Bùi Mạnh Hùng – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng đối với các vấn đề trưng cầu ý dân cần phải giải thích rõ “vấn đề đặc biệt quan trọng” là gì, có như thế mới thống nhất trong việc vận dụng. Theo đại biểu, vấn đề đặc biệt quan trọng được hiểu trong luật là những vấn đề có tác động rộng lớn và có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước, đến chiều hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là vấn đề được dư luận nhân dân cả nước quan tâm và cũng là vấn đề khách quan, đòi hỏi phải phát huy cao nhất khối đại đoàn kết toàn dân, phải huy động ý chí của toàn dân thì mới giải quyết được vấn đề. Đối với Khoản 1, Điều 3 về giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị thay chữ "của Nhà nước" thành chữ " của Quốc hội", vì trong Điều 69 và Điều 70 Hiến pháp đã quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước". Với quy định này thì rõ ràng việc trưng cầu ý dân là việc của Quốc hội, không phải của Nhà nước nói chung, do vậy không nên ghi chung chung là của Nhà nước.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước phát biểu thảo luận
Về việc Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân, đại biểu cho rằng cần bổ sung ngoài tờ trình của cơ quan trình phải có báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của từng phương án đến tình hình của đất nước. Tức là phải đánh giá cụ thể tác động của từng phương án đề ra, nếu cử tri chọn phương án này thì tác động đến tình hình đất nước như thế nào, chọn phương án kia tác động như thế nào. Sau khi thảo luận kỹ, căn cứ vào đó mới xem xét có nên đưa ra không. Đồng thời, khi quyết định đưa ra trưng cầu ý dân thì cũng phải được thông tin, tuyên truyền cho người dân chọn phương án một cách chủ động và có trách nhiệm hơn. Về hiệu lực về kết quả trưng cầu dân ý, đại biểu cũng đề nghị ghi rõ trong nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân có giá trị pháp lý đặc biệt. Bởi vì, đây là việc nhân dân quyết định, khác với các quyết định của Quốc hội, nó cao hơn, Quốc hội không đủ thẩm quyền thay đổi quyết định này. Vấn đề đặt ra là trong quá trình triển khai thực hiện điều mà dân đã quyết định rồi, nhưng do tình hình khách quan thay đổi, có thể phải xem xét lại, sửa đổi lại những vấn đề mà dân đã quyết, chắc chắn phải trưng cầu ý kiến dân lại để sửa, chứ Quốc hội không sửa được. Do vậy, trong luật cần cân nhắc để quy định nội dung này vào nếu như trong thực tế có xảy ra thì có cách để thực hiện.
Dự thảo Luật trưng cầu ý dân sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2016.
Dự thảo Luật trưng cầu ý dân sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2016.
Tác giả bài viết: Minh Hòa
Từ khóa:
quốc hội, tiến hành, thảo luận, hội trường, vấn đề, ý kiến, trưng cầu, dân luật, quy định, phạm vi, áp dụng, thực hiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan, tổ chức, phát biểu, liên quan
Những tin mới hơn
- Hoạt động của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tại tuần làm việc thứ 5 (21/11/2016)
- Hơn 30 lượt ý kiến phát biểu của đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tại Kỳ họp thứ 2 (24/11/2016)
- Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV (24/11/2016)
- Văn phòng Chủ tịch nước công bố 3 Luật vừa được thông qua (12/12/2016)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gặp mặt các học viên đang học tập tại Hà Nội (21/11/2016)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) (20/11/2016)
- Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. (22/03/2016)
- Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (21/07/2016)
- Cần có chính sách đối với sinh viên, nghiên cứu sinh người dân tộc thiểu số không thuộc diện cử tuyển (20/11/2016)
- Quốc hội tiến hành chương trình chất vấn tại kỳ họp. (17/11/2015)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận tại tổ về tổng kết việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và thảo luận đối với dự án Luật đấu giá tài sản. (10/11/2015)
- Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 (23/10/2015)
- Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn tại kỳ họp (21/11/2014)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. (18/11/2014)
- Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn và thảo luận đối với 3 dự án luật. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật thú y và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về các dự thảo luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và Luật an toàn, vệ sinh lao động. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) (07/11/2014)
- Quốc hội thảo luận Luật Hộ tịch (29/10/2014)
- Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (24/10/2014)
Ý kiến bạn đọc