Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018
Ngày 27 tháng 5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội và thảo luận toàn thể về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị được ban hành kịp thời, đã thể chế cơ bản đầy đủ các quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và các Nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị, Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, vẫn còn một số chủ trương, chính sách của Đảng có tính chất định hướng lâu dài, có tính chiến lược nhưng chưa được thể chế hóa kịp thời; Một số nội dung quy định trong Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan có phạm vi điều chỉnh và nội dung chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Trong 5 năm từ 2013 – 2018, cả nước có tổng cộng 4.438 dự án đầu tư khu đô thị mới, nhà ở đô thị. Trong giai đoạn này, ngành thanh tra đã phát hiện sai phạm về đất đai hơn 1.373 tỷ đồng với 40.185 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 368 tỷ đồng và 9.022 ha đất. Ngành thanh tra cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm, xử lý hành chính 2.931 tổ chức, 14.120 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 71 vụ, 91 đối tượng.

Đại biểu Phan VIết Lượng phát biểu tại Hội trường
Tham gia thảo luận về nội dung này, đại biểu Phan Viết Lượng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị còn không ít tồn tại, hạn chế, vi phạm, sai sót xảy ra khá phổ biến ở các cấp quản lý, các địa phương và ở hầu hết ở các khâu như quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, chọn nhà đầu tư….Theo đại biểu Phan Viết Lượng, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất rất hạn chế. Nhiều nhà đầu tư được chỉ định thầu năng lực yếu kém, lợi dụng sơ hở của pháp luật, sự lỏng lẻo trong quản lý nhà nước để gia tăng lợi nhuận mà xem nhẹ lợi ích chính đáng của người dân, của cộng đồng. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tại một số vị trí “đắc địa”, xác định sai giá trị quyền sử dụng đất trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp; tranh chấp, lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, sử dụng đất sai quy định, gây thất thoát, lãng phí đất công còn lớn. Không ít quy hoạch “treo”, dự án chậm tiến độ quá dài gây ra sự bất công, bức xúc của người dân nhưng chưa được khắc phục.
Đại biểu Lượng cho biết, cử tri và dư luận bức xúc về việc quản lý đất, cấp phép cho các dự án xây dựng tại vị trí nhạy cảm về quốc phòng, an ninh, tại khu di tích, mặt tiền ven sông, ven biển; bức xúc về việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, số lượng nhà cao tầng, chung cư trong nội đô tăng đột biến, không theo quy hoạch đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Đại biểu Phan Viết Lượng nhấn mạnh, quy hoạch, sử dụng đất đai tại đô thị là lĩnh vực “nhạy cảm”, được phân cấp, phân quyền cho nhiều bộ, ngành và địa phương quản lý nhưng chưa bảo đảm công khai minh bạch, cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập; việc theo dõi, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, phát hiện, xử lý vi phạm còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đủ sức răn đe. Thực tế có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý đất đai, đô thị trình độ, năng lực và trách nhiệm hạn chế, thực thi công vụ còn tùy tiện, sai sót, vi phạm. Một số quy định pháp luật chưa thống nhất trong một số trường hợp, như trong áp dụng miễn tiền thuê đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất, phương pháp xác định giá đất… dẫn đến khó thực hiện, dễ bị lợi dụng nhưng chưa được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Với những tồn tại hạn chế đang diễn ra, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, thống kê đầy đủ quỹ đất công, khắc phục tình trạng sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho mượn đất sai quy định; Tập trung xử lý có hiệu quả các vụ việc vi phạm, gây bức xúc dư luận liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng đô thị; Quan tâm quy hoạch, bố trí đất cho các dự án, công trình văn hóa, thể thao, giải trí, giao thông, môi trường phục vụ cộng đồng xã hội; Kiên quyết không để xảy ra tình trạng thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, cấp đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư, định giá đất…thiếu tính cạnh tranh, tùy tiện, sai quy định như thời gian qua. Về lâu dài, đại biểu đề xuất Chính phủ, các bộ ngành đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu để cập nhật, chia sẻ thông tin, phục vụ nhiệm vụ quản lý, tăng cường giám sát của người dân và cơ quan hữu quan; đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ thực chất các thủ tục không cần thiết để tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, người dân.
Sáng ngày 28 tháng 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường đối với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật Dự bị động viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Đại biểu Lượng cho biết, cử tri và dư luận bức xúc về việc quản lý đất, cấp phép cho các dự án xây dựng tại vị trí nhạy cảm về quốc phòng, an ninh, tại khu di tích, mặt tiền ven sông, ven biển; bức xúc về việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, số lượng nhà cao tầng, chung cư trong nội đô tăng đột biến, không theo quy hoạch đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Đại biểu Phan Viết Lượng nhấn mạnh, quy hoạch, sử dụng đất đai tại đô thị là lĩnh vực “nhạy cảm”, được phân cấp, phân quyền cho nhiều bộ, ngành và địa phương quản lý nhưng chưa bảo đảm công khai minh bạch, cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập; việc theo dõi, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, phát hiện, xử lý vi phạm còn chậm, chưa quyết liệt, chưa đủ sức răn đe. Thực tế có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý đất đai, đô thị trình độ, năng lực và trách nhiệm hạn chế, thực thi công vụ còn tùy tiện, sai sót, vi phạm. Một số quy định pháp luật chưa thống nhất trong một số trường hợp, như trong áp dụng miễn tiền thuê đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất, phương pháp xác định giá đất… dẫn đến khó thực hiện, dễ bị lợi dụng nhưng chưa được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Với những tồn tại hạn chế đang diễn ra, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, thống kê đầy đủ quỹ đất công, khắc phục tình trạng sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho mượn đất sai quy định; Tập trung xử lý có hiệu quả các vụ việc vi phạm, gây bức xúc dư luận liên quan đến quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng đô thị; Quan tâm quy hoạch, bố trí đất cho các dự án, công trình văn hóa, thể thao, giải trí, giao thông, môi trường phục vụ cộng đồng xã hội; Kiên quyết không để xảy ra tình trạng thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, cấp đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư, định giá đất…thiếu tính cạnh tranh, tùy tiện, sai quy định như thời gian qua. Về lâu dài, đại biểu đề xuất Chính phủ, các bộ ngành đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu để cập nhật, chia sẻ thông tin, phục vụ nhiệm vụ quản lý, tăng cường giám sát của người dân và cơ quan hữu quan; đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt bỏ thực chất các thủ tục không cần thiết để tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, người dân.
Sáng ngày 28 tháng 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường đối với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật Dự bị động viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh
Từ khóa:
quốc hội, toàn thể, hội trường, báo cáo, giám sát, thảo luận, thực hiện, pháp luật, quy hoạch, quản lý, sử dụng, đô thị, hiệu lực, chủ tịch
Những tin mới hơn
- Cần bố trí đủ người để các ban của HĐND hoạt động hiệu quả (29/10/2019)
- Đoàn ĐBQH tỉnh: 7 lượt đại biểu phát biểu thảo luận tại Quốc hội (29/10/2019)
- Cần có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao vào cơ quan Quốc hội (31/10/2019)
- Cần tách riêng đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo (31/10/2019)
- Phát triển vùng DTTS cần tránh đầu tư dàn trải (25/10/2019)
- Giờ làm thêm nên trao quyền thỏa ước cho chủ doanh nghiệp và người lao động (25/10/2019)
- Quốc hội thảo luận đối với việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) (31/05/2019)
- Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (21/10/2019)
- Luật chứng khoán phải có khung thiết chế huy động nguồn vốn nhàn rỗi (25/10/2019)
- Quốc hội thảo luận đối với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) (29/05/2019)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chưc chính quyền địa phương và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (27/05/2019)
- Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và dự án Luật Thư viện. (24/05/2019)
- Quốc hội thảo luận tại Tổ về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toá (23/05/2019)
- Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (21/05/2019)
- Các cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong sử dụng rượu bia (15/11/2018)
- ĐBQH Bình Phước đề xuất xây dựng phần mềm về quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo (15/11/2018)
- Đoàn ĐBQH Bình Phước gặp mặt động viên sinh viên, học viên tại Hà Nội (15/11/2018)
- Luật Kiến trúc sẽ giúp các kiến trúc sư hành nghề tốt hơn (09/11/2018)
- Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn ĐBQH Bình Phước làm nóng phiên chất vấn (02/11/2018)
- Đại biểu quốc hội Bình Phước: Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để ổn định đời sống nhân dân vùng khó khăn (26/10/2018)
Ý kiến bạn đọc