Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn và thảo luận đối với 3 dự án luật.
Ngày 15/11/2014, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận ở hội trường về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.
Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội danh sách 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
Theo nghị quyết số 35 của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Kết quả công bố của ban kiểm phiếu trong chiều nay, 3 chức danh có số phiếu tín nhiệm cao nhất lần lượt là:
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội. Số phiếu tín nhiệm cao: 390 phiếu (chiếm 78.47%). Số phiếu tín nhiệm: 86 phiếu (chiếm 17.3%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 9 phiếu (chiếm 1.81%).
- Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước. Số phiếu tín nhiệm cao: 380 phiếu (chiếm 76.46%). Số phiếu tín nhiệm: 84 phiếu (chiếm 16.9%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02%).
- Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội. Số phiếu tín nhiệm cao: 365 phiếu (chiếm 73.44%). Số phiếu tín nhiệm: 104 phiếu (chiếm 20.93%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62%).
Và 3 chức danh có số phiếu tín nhiệm thấp lần lượt là:
- Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế. Số phiếu tín nhiệm cao: 97 phiếu (chiếm 19.52%); Số phiếu tín nhiệm: 192 phiếu (chiếm 38.63%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38.63%).
- Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Số phiếu tín nhiệm cao: 93 phiếu (chiếm 18.71%). Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31.59%).
- Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu (chiếm 19.72%). Số phiếu tín nhiệm: 233 phiếu (chiếm 46.88%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30.99%).
Trước đó trong phiên họp buổi sáng, các đại biểu thảo luận về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân kế thừa và phát triển trên cơ sở cơ cấu, bố cục lại các quy định trong hai luật về bầu cử hiện hành. Những quy định của dự thảo luật được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Hiến pháp mới, đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hóa một số nội dung trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011. Dự thảo luật có 11 chương với 98 điều, trong đó quy định về những nội dung liên quan đến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; về Hội đồng bầu cử Quốc gia và các tổ chức phục trách bầu cử ở địa phương; về việc ứng cử và hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy định về những nguyên tắc và trình tự bầu cử; về việc bầu bổ sung đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật này. Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định cơ cấu thành phần dân tộc thiểu số hợp lý, cụ thể; quy định rõ hơn những vấn đề mang tích nguyên tắc như nhiệm vụ chung của Hội đồng bầu cử, phân bổ cơ cấu đại biểu Quốc hội. Về quy định một người không được quyền ứng cử đại biểu 2 cấp, ý kiến cho rằng không nên quy định như vậy bởi vì không phù hợp với Hiến pháp. Ngoài ra, các đại biểu đã có nhiều ý kiến xung quanh điều kiện thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND; việc hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, quyền tuyên truyền vận động bầu cử, trình tự bầu cử và xác định kết quả bầu cử….
Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, do hình thức là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt nên dự thảo luật được thiết kế gồm 2 điều. Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Bùi Mạnh Hùng – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, mục tiêu của tăng thuế tiêu thụ đặt biệt là góp phần điều chỉnh và định hướng tiêu dùng xã hội và còn là bảo vệ sức khoẻ, tính nhân văn của xã hội. Với tinh thần đó mức thuế và lộ trình áp dụng thuế tiêu thụ đặt biệt là chưa phù hợp và không hiệu quả. Theo đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho rằng, với mức thuế trên giá thuốc lá sẽ ngày càng rẻ hơn so với thu nhập thực tế và dẫn đến gia tăng người hút thuốc lá. Do đó, cần tăng thuế tiêu thụ thuốc lá đừng vì sợ buôn lậu thuốc lá, làm người trồng thuốc lá gặp khó khăn.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế./.
Theo nghị quyết số 35 của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Kết quả công bố của ban kiểm phiếu trong chiều nay, 3 chức danh có số phiếu tín nhiệm cao nhất lần lượt là:
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội. Số phiếu tín nhiệm cao: 390 phiếu (chiếm 78.47%). Số phiếu tín nhiệm: 86 phiếu (chiếm 17.3%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 9 phiếu (chiếm 1.81%).
- Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước. Số phiếu tín nhiệm cao: 380 phiếu (chiếm 76.46%). Số phiếu tín nhiệm: 84 phiếu (chiếm 16.9%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02%).
- Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội. Số phiếu tín nhiệm cao: 365 phiếu (chiếm 73.44%). Số phiếu tín nhiệm: 104 phiếu (chiếm 20.93%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62%).
Và 3 chức danh có số phiếu tín nhiệm thấp lần lượt là:
- Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế. Số phiếu tín nhiệm cao: 97 phiếu (chiếm 19.52%); Số phiếu tín nhiệm: 192 phiếu (chiếm 38.63%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38.63%).
- Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Số phiếu tín nhiệm cao: 93 phiếu (chiếm 18.71%). Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31.59%).
- Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu (chiếm 19.72%). Số phiếu tín nhiệm: 233 phiếu (chiếm 46.88%). Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30.99%).
Trước đó trong phiên họp buổi sáng, các đại biểu thảo luận về dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân kế thừa và phát triển trên cơ sở cơ cấu, bố cục lại các quy định trong hai luật về bầu cử hiện hành. Những quy định của dự thảo luật được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Hiến pháp mới, đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hóa một số nội dung trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011. Dự thảo luật có 11 chương với 98 điều, trong đó quy định về những nội dung liên quan đến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; về Hội đồng bầu cử Quốc gia và các tổ chức phục trách bầu cử ở địa phương; về việc ứng cử và hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy định về những nguyên tắc và trình tự bầu cử; về việc bầu bổ sung đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật này. Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định cơ cấu thành phần dân tộc thiểu số hợp lý, cụ thể; quy định rõ hơn những vấn đề mang tích nguyên tắc như nhiệm vụ chung của Hội đồng bầu cử, phân bổ cơ cấu đại biểu Quốc hội. Về quy định một người không được quyền ứng cử đại biểu 2 cấp, ý kiến cho rằng không nên quy định như vậy bởi vì không phù hợp với Hiến pháp. Ngoài ra, các đại biểu đã có nhiều ý kiến xung quanh điều kiện thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND; việc hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, quyền tuyên truyền vận động bầu cử, trình tự bầu cử và xác định kết quả bầu cử….
Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, do hình thức là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt nên dự thảo luật được thiết kế gồm 2 điều. Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu Bùi Mạnh Hùng – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng, mục tiêu của tăng thuế tiêu thụ đặt biệt là góp phần điều chỉnh và định hướng tiêu dùng xã hội và còn là bảo vệ sức khoẻ, tính nhân văn của xã hội. Với tinh thần đó mức thuế và lộ trình áp dụng thuế tiêu thụ đặt biệt là chưa phù hợp và không hiệu quả. Theo đại biểu Bùi Mạnh Hùng cho rằng, với mức thuế trên giá thuốc lá sẽ ngày càng rẻ hơn so với thu nhập thực tế và dẫn đến gia tăng người hút thuốc lá. Do đó, cần tăng thuế tiêu thụ thuốc lá đừng vì sợ buôn lậu thuốc lá, làm người trồng thuốc lá gặp khó khăn.
Cũng trong chiều nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế./.
Tác giả bài viết: Minh Hòa
Từ khóa:
quốc hội, toàn thể, hội trường, báo cáo, tổng hợp, kết quả, thảo luận, tín nhiệm, tiến hành, dự án, hội đồng, nhân dân, sửa đổi, bổ sung, tiêu thụ, đặc biệt
Những tin mới hơn
- Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. (22/03/2016)
- Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (21/07/2016)
- Cần có chính sách đối với sinh viên, nghiên cứu sinh người dân tộc thiểu số không thuộc diện cử tuyển (20/11/2016)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước đóng góp ý kiến vào Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) (20/11/2016)
- Quốc hội tiến hành chương trình chất vấn tại kỳ họp. (17/11/2015)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật trưng cầu ý dân. (13/11/2015)
- Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn tại kỳ họp (21/11/2014)
- Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 (23/10/2015)
- Quốc hội thảo luận tại tổ về tổng kết việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và thảo luận đối với dự án Luật đấu giá tài sản. (10/11/2015)
- Quốc hội thảo luận tại Hội trường về báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. (18/11/2014)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận tại tổ đối với dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật thú y và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về các dự thảo luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và Luật an toàn, vệ sinh lao động. (17/11/2014)
- Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) (07/11/2014)
- Quốc hội thảo luận Luật Hộ tịch (29/10/2014)
- Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (24/10/2014)
- Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật căn cước công dân, Dự án Luật hộ tịch và dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015. (10/06/2014)
- Quốc hội nghe các báo cáo, tờ trình đối với các dự án luật và thảo luận tại hội trường đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam. (05/06/2014)
- Quốc hội thảo luận đối với dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự thảo luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). (05/06/2014)
- Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án luật Xây dựng (sửa đổi) và luật đầu tư công (26/05/2014)
- Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013, 2014 (26/05/2014)
Ý kiến bạn đọc