Rà soát để tránh tình trạng luật này mở, luật kia buộc

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước thảo luận tại tổ
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cũng chỉ ra các quy định trong Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường có sự vênh nhau, do vậy, cần phải rà soát tất cả các luật hiện hành để tránh tình trạng luật này mở, luật kia buộc.
Cụ thể là trong Luật Đầu tư (sửa đổi) không quy định thành phần hồ sơ khi quyết định chủ trương đầu tư là phải có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, nhưng Điều 25, Luật Bảo vệ môi trường quy định: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện quyết định chủ trương đầu tư dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư… Quy định trong luật như vậy không phù hợp với thực tiễn, vì khi chưa được phê duyệt thì không có cơ sở để bỏ kinh phí làm đánh giá tác động môi trường, điều này tốn kém thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Trước việc ban soạn thảo bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cho rằng: Trong điều kiện hiện nay, dịch vụ này đang rất phức tạp và hoạt động gây phản cảm trong xã hội, thậm chí coi thường chính quyền và cơ quan chức năng nhưng lại chưa có quy định rõ ràng để quản lý. Cần xem xét thêm, vì hiện nay việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật. Do đó, ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng nội dung này, để cấm một vấn đề, nội dung mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, đòi hỏi xã hội cần có thì khi cấm phải có đánh giá tác động và cung cấp thêm thông tin cho đại biểu xem xét tạo đồng thuận trong cao xã hội, tránh dư luận cho rằng những gì không quản lý được là cấm.
Về quy định hộ kinh doanh gia đình trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cho rằng nước ta có số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ rất lớn, hộ kinh doanh gia đình cũng rất nhiều, vì vậy nên có quy định chính sách riêng về hộ kinh doanh gia đình để phát huy nhóm này đóng góp cho địa phương cũng như tổng thể quốc gia.
thuận lợi, kinh doanh, doanh nghiệp, quy định, liên quan, thống nhất, tình trạng, ý kiến, trưởng đoàn, thảo luận, dự án, sửa đổi
Những tin mới hơn
- DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 43 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI (06/03/2020)
- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, QUỐC HỘI KHÓA XIV, KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 43 (23/03/2020)
- QUỐC HỘI SẴN SÀNG HỖ TRỢ CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI TỐT NHẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH (24/03/2020)
- QUỐC HỘI VIỆT NAM ĐI ĐẦU TRONG TRIỂN KHAI HỌP TRỰC TUYẾN (20/05/2020)
- TOÀN VĂN PHÁT BIỂU BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XIV CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN (28/11/2019)
- BẾ MẠC KỲ HỌP THỨ 8 QUỐC HỘI KHÓA XIV (28/11/2019)
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là nhu cầu thực tế (21/11/2019)
- Chính phủ cần tăng cường các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ (22/11/2019)
- Hoạt động tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 8 (28/11/2019)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào 5 dự luật và chương trình giám sát của Quốc hội (18/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Đoàn ĐBQH Tỉnh: 7 nội dung chất vấn các thành viên Chính phủ (11/11/2019)
- Cần đơn giản hóa thủ tục bán điện cho điện lực (08/11/2019)
- Không đổi mới, sản xuất theo chuỗi, xuất khẩu nông sản sẽ gặp khó (08/11/2019)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: 6 lượt ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tại tuần làm việc thứ hai (04/11/2019)
- Cần tách riêng đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo (31/10/2019)
- Cần có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao vào cơ quan Quốc hội (31/10/2019)
- Đoàn ĐBQH tỉnh: 7 lượt đại biểu phát biểu thảo luận tại Quốc hội (29/10/2019)
- Cần bố trí đủ người để các ban của HĐND hoạt động hiệu quả (29/10/2019)
- Phát triển vùng DTTS cần tránh đầu tư dàn trải (25/10/2019)
- Giờ làm thêm nên trao quyền thỏa ước cho chủ doanh nghiệp và người lao động (25/10/2019)
Ý kiến bạn đọc