Sáng 11/6, ngày làm việc thứ 17 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).
Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về phạm vi sửa đổi và tên gọi của dự thảo Luật; thời điểm đặc xá (Điều 5 dự thảo Luật); điều kiện được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại và nhân ngày lễ lớn của đất nước (Điều 10 dự thảo Luật); người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt (Điều 21 dự thảo Luật); thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài (Điều 19 dự thảo Luật) và một số vấn đề khác. Theo đó, đa số ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết và phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).

Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại Hội trường
Trong Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Đặc xá vẫn chưa thấy rõ các chính sách hỗ trợ cụ thể nào của nhà nước cho công tác tái hòa nhập cộng đồng, mà các nội dung thực hiện rất chung chung. Mặc dù có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, ban, ngành nhưng chưa có tiêu chí nào đánh giá mức độ tham gia của các cơ quan đến đâu. Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh nêu ra một thực tế là hiện nay đa số người chấp hành xong án phạt tù nói chung và người được đặc xá nói riêng có điều kiện kinh tế rất khó khăn, thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gần như không có nguồn vốn để sản xuất hay làm kinh tế, nếu không được quan tâm hỗ trợ vay vốn sẽ vô cùng khó khăn. Do vậy, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh đề xuất với Quốc hội, đề xuất Ban soạn thảo nghiên cứu và quy định ngay trong Điều 6 của luật chính sách được tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn và giải quyết việc làm để việc triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Công an, đa số người được đặc xá về địa phương đều có việc làm ổn định, trong gần 86.000 người được đặc xá thì có 50.000 người có việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống, tỉ lệ tái phạm tội thấp, khoảng 1.000 người. Đây là điều đáng vui mừng nhưng đại biểu Tôn Ngọc Hạnh vẫn chưa thật sự yên tâm vì còn khoảng hơn 30.000 không biết đi đâu về đâu. Theo báo cáo của các tỉnh, thành đã công bố thì số không có việc làm rất lớn và tỉ lệ tái phạm tội không phải là thấp, có tỉnh lên đến 10 - 15%. Một số tuy có việc làm nhưng chủ yếu là làm thuê thời vụ không ổn định, thu nhập thấp, không thể trang trải được cho cuộc sống bản thân. Nguyên nhân chính là sự kỳ thị của xã hội vẫn còn nặng nề, tâm lý chung của các công ty doanh nghiệp không muốn nhận người có tiền án vào làm việc. Vì vậy, nhiều người sau khi được đặc xá không về địa phương, bỏ đi nơi khác sinh sống để không còn ai biết về quá khứ của mình.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cho biết, tại Đức và Ba Lan, họ có nhiều trung tâm, cơ sở sản xuất của nhà nước và tư nhân, chủ yếu nhận đối tượng là người chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá vào học nghề, làm việc. Với địa chỉ được công bố rộng rãi, kêu gọi các đối tượng đến đăng ký, do đó việc tái hòa nhập cộng đồng cũng thuận lợi và hiệu quả hơn, vì đây là những người có chung hoàn cảnh, dễ đồng cảm, dễ chia sẻ với nhau.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh cho rằng Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng mô hình này phù hợp với điều kiện thực tế đất nước. Hiện nay, một vài cơ sở dịch vụ sản xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng mô hình này song vẫn ở phạm vi rất nhỏ lẻ. Vì thiếu cơ chế, chính sách động viên để các đơn vị, doanh nghiệp cùng chung tay giúp đỡ các đối tượng, đó là những lý do cơ bản, do vậy, chính sách hỗ trợ vay vốn và giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù cần được luật hóa./.
Tác giả bài viết: Mỹ Hạnh - VP
Từ khóa:
tập trung, ý kiến, phạm vi, sửa đổi, tên gọi, thời điểm, đề nghị, nhân sự, trọng đại, ngày lễ, trường hợp, đặc biệt, thực hiện, quyết định, vấn đề, đa số, phát biểu, quốc hội, tán thành, cần thiết, dự án
Những tin mới hơn
- Các cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong sử dụng rượu bia (15/11/2018)
- Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV (21/05/2019)
- Quốc hội thảo luận tại Tổ về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019; Quyết toá (23/05/2019)
- Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và dự án Luật Thư viện. (24/05/2019)
- ĐBQH Bình Phước đề xuất xây dựng phần mềm về quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo (15/11/2018)
- Đoàn ĐBQH Bình Phước gặp mặt động viên sinh viên, học viên tại Hà Nội (15/11/2018)
- Đại biểu quốc hội Bình Phước: Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để ổn định đời sống nhân dân vùng khó khăn (26/10/2018)
- Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của Đoàn ĐBQH Bình Phước làm nóng phiên chất vấn (02/11/2018)
- Luật Kiến trúc sẽ giúp các kiến trúc sư hành nghề tốt hơn (09/11/2018)
- Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật Phòng, chống tham nhũng(sửa đổi) (15/06/2018)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội thảo luận đối với dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Chăn nuôi. (08/06/2018)
- Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (06/06/2018)
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước tìm hiểu công tác CCHC, hiện đại hóa ngành Hải quan (05/06/2018)
- Quốc hội thảo luận đối với Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) (01/06/2018)
- Quốc hội thảo luận đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (31/05/2018)
- Văn hóa, xã hội chưa được đầu tư tương xứng so với lĩnh vực kinh tế (28/05/2018)
- Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch và dự thảo Luật Trồng trọt (24/05/2018)
- Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV (23/05/2018)
- Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV (22/05/2018)
- Không nên miễn, giảm trực tiếp thuế đất ở các đặc khu kinh tế (24/11/2017)
Ý kiến bạn đọc